Thông tin tổng hợp
Tìm hiểu các loại hình nhân lực y tế tham gia khám chữa bệnh ban đầu tại Mỹ - Sở Y Tế HCM
Mỹ là một trong những nước ứng dụng mạnh nguyên lý “Người gác cổng” để giảm chi tiêu cho y tế vốn tăng cao tại quốc gia này trong nhiều năm qua. Người gác cổng cho các bệnh viện tại Mỹ chính là các bác sĩ khám, chữa bệnh ban đầu tại cộng đồng. Đặc biệt, Mỹ là nước đầu tiên có thêm một loại hình bác sĩ làm “cầu nối” giữa bác sĩ chăm sóc sức khoẻ ban đầu với các bác sĩ chuyên khoa điều trị bệnh nhân trong thời gian nằm viện, gọi là bác sĩ y học bệnh viện (Hospitalist).
Tìm hiểu hoạt động khám chữa bệnh ban đầu tại Nhật Bản - Sở Y Tế HCM
Không có “Người gác cổng”, loại hình bác sĩ thực hành tổng quát (GP) còn rất mới lạ tại Nhật Bản, người dân có thể đến phòng khám chuyên khoa hoặc đến thẳng bệnh viện, phòng khám bên ngoài bệnh viện có thể trang bị cả MRI,… đó là một trong những đặc điểm khác biệt của hệ thống y tế Nhật Bản so với nhiều nước có hệ thống y tế phát triển trên thế giới.
Sẽ có ngân hàng sữa mẹ đạt chuẩn quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Y Tế HCM
Sữa mẹ cung cấp một “ma trận sinh học” cho trẻ non tháng, sữa mẹ phải được xem như một loại “thuốc đặc biệt” và một loại “dinh dưỡng đặc biệt” mà không có bất kỳ một loại sữa công thức nào thay thế được, sữa mẹ giúp cho trẻ sinh non giảm nguy cơ bị sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt. Việc ra đời ngân hàng sữa mẹ (NHSM) tại Bệnh viện Từ Dũ sẽ giúp cho hàng nghìn trẻ sinh non được hưởng những lợi ích trên. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức FHI360, chương trình Alive and Thrive, Bệnh viện Từ Dũ đang trong giai đoạn nước rút để có thể chính thức ra mắt Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) dự kiến vào quý 1 năm 2019.
Tìm hiểu mô hình các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại Singapore - Sở Y Tế HCM
Mặc dù Singapore đã được TCYTTG xếp hạng là 1 trong 10 quốc gia có hệ thống y tế tốt nhất thế giới, du lịch y tế phát triển mạnh với nhiều bệnh viện hiện đại triển khai nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến nhất, nhưng mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại quốc gia này vẫn đang trên lộ trình hoàn thiện với tầm nhìn xa, đó là các bệnh mạn tính không lây nhiễm có xu hướng gia tăng ở người cao tuổi.
10 vấn đề HIV/AIDS trên toàn cầu - Sở Y Tế HCM
HIV / AIDS vẫn là một trong những thách thức đối với sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Do những tiến bộ gần đây trong tiếp cận điều trị kháng vi-rút (ART),những người có HIV dương tính hiện nay sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, khoa học đã xác nhận rằng ART ngăn ngừa lây truyền HIV. Ước tính có khoảng 21,7 triệu người được điều trị HIV trong năm 2017. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, chỉ có 59% trong tổng số 36,9 triệu người nhiễm HIV trong năm 2017 được điều trị ARV. Đã có tiến bộ đáng kể trong việc ngăn ngừa và loại bỏ lây truyền từ mẹ sang con và giữ cho các bà mẹ còn sống.
Tìm hiểu khái niệm “Người gác cổng” cho các bệnh viện - Sở Y Tế HCM
Nếu như người dân Việt Nam hiện nay được liên thông BHYT từ trạm y tế xã lên bệnh viện tuyến huyện, sắp tới đây là bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn cả nước để được các bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện khám và điều trị, thì ngược lại, tại các nước có hệ thống y tế phát triển người dân phải đi qua “cổng” để được bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ thực hành tổng quát (GP: General Practitioner) khám và chăm sóc ban đầu. Đây là mô hình “Người gác cổng” (gatekeeping) của các bệnh viện tại các nước phát triển trên thế giới. Các công trình nghiên cứu về chủ này của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy sự cần thiết của “Người gác cổng” là như thế nào.