Tư vấn dinh dưỡng

Tư vấn dinh dưỡng

TƯ VẤN DINH DƯỠNG TRONG BỆNH UNG THƯ

I/ Nguyên tắc dinh dưỡng:

  • Ăn uống đủ, đúng kết hợp với vận động hợp lý -> chìa khóa sức khỏe.
  • Chia nhỏ bữa ăn để có thể bổ sung đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cho cơ thể (6 - 8  bữa/ngày).
  • Ăn bữa chính: đúng giờ, không bỏ cữ ăn, tránh uống lúc ăn.
  • Ăn chậm nhai kỹ (từ 20 - 30 phút/bữa)
  • Luôn mang thức ăn bên mình, ăn khi có thể.

II/ Lựa chọn thực phẩm

Nên ăn:

- Thực phẩm có chất lượng cao: thịt, cá, trứng, sữa cao năng lượng, gạo, miến, bún, phở...

- Thịt động vật: các loại thịt màu trắng (cá, gia cầm,…).

- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu omega 3: cá hồi, dầu oliu,...Trong trường hợp kém hấp thu, nên dùng chất béo MCT giúp tăng cường hấp thu.

- Các thực phẩm chứa các chất chống oxy hóa (giàu vitamin A, E, C, selen,..): hoa quả có màu vàng như (cam, quýt,...),cà rốt, giá đậu xanh, cà chua, rau ngót, rau muống,...

- Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng,..),dầu cá.

- Bữa ăn bổ sung: sữa chua, sinh tố, bánh flan, đậu hũ nóng, sữa ngũ cốc, bánh bông lan, nước dừa, bơ đậu phộng.

 Hạn chế ăn:

- Các loại thịt đỏ (< 300g/tuần): thịt bò, thịt heo, thịt trâu,...

- Thịt chế biến sẵn: giăm bông, xúc xích, thịt hun khối, lạp xưởng, thịt nguội, đồ hộp,...

- Chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao như nướng, rán.

- Thực phẩm lên men: dưa muối, cà muối, thịt muối.

- Cà phê, thuốc lá, rượu bia, các loại nước ngọt.

- Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: mỡ, da, nội tạng động vật, thức ăn chiên, xào, rán, bơ, thực phẩm công nghiệp.

- Các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều gia vị, nhiều muối như: dưa cà muối, đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, giò chả,… các loại hải sản khô như: cá khô, tôm khô, mực khô.

Không ăn:

- Dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.

- Các loại đậu hạt bị nấm mốc (đậu phộng, đỗ đậu, hạt bí,...) do có chứa độc tố aflatoxin gây ung thư.

III/ Cách chế biến:

- Dạng chế biến: súp, cháo, cơm hầm mềm... phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, khả năng nuốt, tiêu hóa, sở thích của người bệnh. Ưu tiên mùi vị thức ăn yêu thích, tránh các thức ăn có mùi tùy từng cá thể.

- Chọn cách chế biến ít chất béo như: rang khô, hấp/luộc, nướng, bọc giấy bạc, nấu canh.

- Các biện pháp tăng đậm độ thực phẩm: thêm sữa bột vào sữa, thêm phô mai, bơ, kem tươi vào thực phẩm.

IV/ Các vấn đề có thể xảy ra do bệnh lý và tác dụng phụ của điều trị:


 

* Tác dụng phụ trong quá trình điều trị:

1. Chán ăn: nếu người bệnh có cảm giác chán ăn nên thực hiện theo các hướng dẫn sau sẽ giúp cho người bệnh ăn tốt hơn. Nếu chán ăn vẫn còn thì việc dùng thuốc kích thích thèm ăn là cần thiết. Nên:

- Chia thực phẩm thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Trình bày thức ăn đẹp mắt để tăng sự thích thú trong bữa ăn.

- Tập thể dục nhẹ nhàng và đi bộ trước bữa ăn để cảm giác thấy đói hơn

- Không uống khi đang ăn.

- Bàn ăn ngăn nắp, hấp dẫn.

- Ăn chung với nhiều người

2. Khô miệng: Xạ trị khu vực đầu và cổ, các tuyến tạo nước bọt có thể bị kích thích và tiết ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt có thể trở nên đặc và dính. Khô miệng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng miệng. Nên:

- Uống đủ nước theo nhu cầu.

- Chế biến thực phẩm nhỏ, mềm, hoặc thức ăn dạng lỏng như súp, cháo

- Làm mềm thức ăn bằng nước dùng, nước sốt, nước thịt, sữa, kem.

- Ngậm hoặc nhai kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt.

- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng trước và sau bữa ăn bằng nước sạch. Sử dụng bàn chảy mềm để nhẹ nhàng làm sạch răng miệng.

- Tránh uống các loại đồ uống có ga, có cồn, có tính acid.

- Hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein như trà, cà phê, socola,...

- Có thể cho bệnh nhân ăn thêm dứa tươi để kích thích tiết nước bọt nếu miệng không bị đau.

3. Đau miệng họng: Nên:

- Tránh thức ăn chua, cay, mặn (thực phẩm ngâm dấm, đồ hộp),rượu bia

- Tránh sử dụng các loại thức ăn cứng, bánh mỳ khô, bánh quy giòn,...

- Hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh. Nên sử dụng thức ăn ấm.

- Nghiền, xay nhỏ thực phẩm mềm để bệnh nhân dễ ăn.

4. Các vấn đề nuốt: Nên:

- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

- Sử dụng dinh dưỡng bổ sung dạng lỏng cho bệnh nhân để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày.

- Nghiền, xay nhỏ thực phẩm mềm, nấu súp để bệnh nhân dễ ăn.

- Uống đủ nước theo nhu cầu.

- Sử dụng gelatin để làm mềm và đặc thức ăn cho bệnh nhân dễ nuốt.

5. Thay đổi cảm nhận mùi vị thực phẩm: Nên:

- Sử dụng các loại bát, cốc sứ, thủy tinh để đựng thực phẩm chứ không phải đồ nhựa hay kim loại.

- Sử dụng protein từ nguồn thực phẩm khác nhau: thịt đỏ, thịt gà, cá, trứng, các loại đậu và hạt.

- Sử dụng trái cây tươi thay vì các loại trái cây đông lạnh.

- Làm tăng hương vị món ăn bằng vị ngọt, hay vị chua, hay mùi thơm tự nhiên  như dùng chanh.

Súc miệng trước khi ăn để giúp ngon miệng hơn.

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Tránh ăn trong phòng ăn ngột ngạt hay quá nóng.

- Bệnh nhân tự nêm nếm thức ăn.

6. Buồn nôn- nôn: Nên:

- Ăn 6-8 bữa nhỏ/ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.

- Không ăn thực phẩm có mùi vị mạnh, tanh hay nóng hoặc cay.

- Ăn các thực phẩm thanh mát, nhẹ nhàng.

- Không ăn thực phẩm quá ngọt hay chế biến quá nhiều dầu/mỡ.

- Nếu cần nghỉ ngơi, người bệnh có thể nằm ít nhất 1 giờ sau ăn.

- Thường xuyên bổ sung nước để tránh mất nước.

- Uống nước sau ăn 30 phút, không uống nước trong bữa ăn

- Ăn thực phẩm nhạt, mềm dễ tiêu hóa.

- Tránh ăn thực phẩm nóng, nhiều mùi thức ăn.

- Ngậm kẹo: chanh, bạc hà nếu trong họng, miệng có mùi khó chịu.

- Nếu bệnh nhân nôn, súc miệng sạch, đợi khoảng 30 phút sau ăn lại, cố gắng uống từng ngụm nước nhỏ để tránh cảm giác buồn nôn.

- Nên lựa chọn thức ăn khô, ít có mùi.

- Ăn xa nhà bếp để tránh mùi thức ăn.

- Không nằm ngay sau ăn.

- Các dạng chế biến từ gừng để giảm buồn nôn như: mứt gừng, trà gừng, nước gừng mật ong, gừng tươi trong chế biến thức ăn.

- Trường hợp hoàn toàn không ăn được do nôn có thể uống nước đường hoặc nước trái cây để có thêm năng lượng.

7. Tiêu chảy: Nên:

- Ăn nhẹ, thực phẩm lỏng, không có ga.

- Cho người bệnh uống nhiều nước.

- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ/ngày.

- Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay, hay quá ngọt.

- Uống bù nước sau mỗi lần đi phân lỏng.

8. Táo bón: Nên:

- Tạo thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định.

- Uống đủ nước theo nhu cầu.

- Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan như chuối, đào, lê, bắp, ngũ cốc, rau lang, đậu bắp, cải, đu đủ, chuối, mận, dâu, cam

- Tránh sử dụng thực phẩm gây đầy hơi, khó chịu.

- Tăng cường hoạt động thể lực nếu có thể.

9. Mệt mỏi: Nên:

- Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ làm giảm cảm giác mệt mỏi.

- Ăn, uống đủ theo nhu cầu

10. Giảm bạch cầu: Nên:

- Ăn chín - uống sôi

- Đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến

- Ăn ngay sau khi nấu, không để quá 2 giờ

- Chén đũa muỗng dùng riêng và phải đảm bảo sạch.

- Tránh dùng thực phẩm có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn

- Sữa và các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

- Trứng, hải sản, thịt chưa nấu chín hoàn toàn

- Rau, quả chưa rửa sạch kĩ.

- Không ăn uống nơi không an toàn.

11. Thiếu máu: Nên:

- Bổ sung thực phẩm giàu sắt (thịt, cá, trứng,..) acid folic (rau lá xanh đậm, trái cây có múi, măng tây, các loại đậu, súp lơ,...),vitamin B12 (cá, động vật có vỏ, thịt, trứng,...)

- Tránh uống trà, cà phê, sữ­­­a và các chế phẩm từ sữa và canxi trong bữa ăn giàu sắt

- Bổ sung các thức ăn hoặc đồ uống giàu Vitamin C như: ổi, ớt chuông, bông cải xanh, cam, bưởi, quýt,...)

Các tin khác

Lưu ý:
  • Lịch hẹn chỉ có hiệu lực khi Quý khách được xác nhận chính thức từ Bệnh viện thông qua điện thoại hoặc email.
  • Quý khách sử dụng dịch vụ đặt hẹn trực tuyến, vui lòng đặt hẹn ít nhất 24h trước khi đến khám.
  • Quý khách vui lòng cung cấp thông tin chính xác để được hỗ trợ nhanh nhất.
  • Trường hợp khẩn cấp hay có triệu chứng nguy hiểm, vui lòng liên hệ trực tiếp cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Đặt lịch khám
Vui lòng nhập mã bảo mật:
149517