Tư vấn dinh dưỡng
- Khi bị “Tăng huyết áp” ngoài việc dùng thuốc thì việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một chế độ ăn thích hợp sẽ giúp kiểm soát tăng huyết áp, duy trì huyết áp mục tiêu và giúp ổn định huyết áp.
- Năm 2012, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khuyến cáo lượng Natri tiêu thụ hàng ngày của người trưởng thành là dưới 2 gam natri/ngày hay tương đương <5 gam/ muối = một muỗng cà phê gạt ngang.
Để có một chế độ dinh dưỡng tốt, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc chung
- Hạn chế muối từ hai nguồn (phần cho thêm vào thức ăn và phần có sẵn trong thực phẩm)
- Hạn chế chất béo
- Gia tăng lượng rau và trái cây tươi
- Tăng cường vận động và duy trì tập thể dục
- Hạn chế chất cồn, thuốc lá và không phơi nhiễm thuốc dưới bất kỳ hình thức nào
- Giảm cân nếu có thừa cân – béo phì
- Gia tăng thực phẩm giàu canxi
- Duy trì lối sống ổn định về tinh thần và tâm sinh lý
Nên:
- Ưu tiên: lựa chọn nguồn thịt trắng như thịt gia cầm ( như thịt vịt, thịt gà,…..) và cá hơn so với thịt đỏ ( như thịt bò, thịt heo, thịt dê,…) Ăn thịt nạc, bỏ da.
- Chất béo chứa từ dầu thực vật (hạt cải, đậu nành, hạt lanh,…),quả óc chó và mỡ cá (cá thu, cá hồi, cá mòi,..).
- Ăn nhạt: Ăn không chấm nước mắm, nước tương, chao, tương cà, tương muối,…
- Chọn cách chế biến ít chất béo như: rang khô, hấp/luộc, nướng, bọc giấy bạc, nấu canh.
- Khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ như: gạo lứt, ăn nhiều rau xanh và quả chín (mỗi ngày khoảng 300-400g rau và 200 – 300g trái cây) để tăng cường cung cấp kali, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nên ăn quả chín dạng miếng / múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.
- Gia tăng thực phẩm giàu canxi như các loại rau lá xanh đậm, ăn cá nhỏ nguyên xương, sữa ít béo và các chế phẩm từ sữa.
- Tăng cường vận động và luyện tập thể thao các môn như bơi, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga,.. ít nhất 5 buổi/ tuần x 30-60 phút/ buổi.
Hạn chế:
- Hạn chế muối từ hai nguồn( phần cho thêm vào thức ăn và phần có sẵn trong thực phẩm)
như sau:
+ Gia vị mặn: muối ăn, bột canh, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, nước tương,…
+ Thực phẩm chế biến sẵn: lạp xương, xúc xích, giò chả,….
+ Thực phẩm muối, lên men: dưa cà, tương ớt, mắm tôm, kim chi,…
+ Thức ăn kho, rang, rim: cá kho, thịt rang, tôm rim,…
+ Thực phẩm công nghiệp: mì ăn liền, snack, thịt hộp,…
+ Thực phẩm khô: cá khô, tôm khô, mực khô, bò khô,…
- Hạn chế đồ uống có cồn: bia, rượu
Thực hành ăn giảm muối
- Cho bớt muối (khi nấu) oNấu ăn tại nhà để kiểm soát lượng muối sử dụng
- Giảm dần lượng muối, gia vị mặn đến khi giảm được một nửa.
- Sử dụng thêm các gia vị khác (tiêu, ớt, chanh,…) để ăn ngon mà không cần dùng nhiều muối.
- Không cho muối, gia vị vào nước luộc rau.
- Chấm nhẹ tay (khi ăn)
- Hạn chế để nước mắm, nước tương, gia vị trên bàn ăn
- Pha loãng nước chấm
- Bỏ thói quen chấm ngập thức ăn.
- Không chấm các thức ăn đã mặn vào muối, nước mắm,…
- Không rưới nước kho (thịt/cá),nước sốt vào cơm.
- Không cố ăn hết nước phở/bún/,… và nước canh, nhất là khi ăn ở hàng quán,
- Giảm ngay đồ mặn
- Giảm sử dụng thực phẩm chế biến sẵn chưa nhiều giò chả, mì ăn liền, bánh mì, snack,…
- Tăng cường thực phẩm tươi